Tin tức

Gốm nghìn tuổi “bay” vào kỷ niệm 1 nghìn năm Thăng Long, Hà Nội:

Ở Bắc Ninh có một người đàn ông đã 6 năm nay miệt mài làm một chiếc ngọc bình cao tới 4,5m, đường kính 2,5m và có trọng lượng 3 tấn để kịp ngày đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội. Ông là Nguyễn  Đăng Vông ở xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh

Phóng viên: Động lực nào khiến ông tự bỏ tiền làm 1 lọ ngọc bình có thể coi là lớn nhất Việt Nam? Bắt nguồn từ đâu ông lại lấy mẫu đất của 64 tỉnh thành,  thưa ông?

Ông Nguyễn Đăng Vông: Xuất phát từ lòng yêu nghề suốt 30 năm  qua, nỗi trăn chở lớn nhất là phải làm được một cái gì đó với quê hương, đất nước. Từ khi Vua Lý  Công Uẩn  dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, con cháu đã kế tiếp tốt làm nên nhiều kỳ tích. Con số 64 tỉnh thành cũng là sự biến đổi  của quẻ dịch (Thái cực sinh lưỡng nghi - lưỡng nghi sinh tứ tượng - Tứ tượng sinh bát quái - Bát quái sinh 8, 8 x8, chính là số tỉnh của nước ta hiện tương ứng trong quẻ dịch). Đã bao năm nay, mỗi khi đi qua các tỉnh, tôi đều không quên nhặt một ít đất cho vào ba lô. Cứ thế, giờ ông  đã có đủ 64 mẫu đất để làm thành một tác phẩm gốm. Đất nước đang hào hứng kỷ niệm  ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long và vì Lý Thái Tổ là người Kinh Bắc. Tác phẩm gốm cũng là dịp tưởng nhớ tới ông cùng một triều đại hưng vượng. Đây là ý tưởng khơi dậy tinh thần đoàn kết của các dân tộc anh em cùng sinh sống tên dải đất Việt Nam.

Phóng viên: Ông có thể cho biết chi tiết về lọ Ngọc Bình có thể coi là lớn nhất Việt Nam này?

Ông Nguyễn Đăng Vông: Năm 2006, trở về Từ APEC tôi vẫn nung nấu sẽ làm một lọ Ngọc Bình lớn nhất Việt Nam. Dự định này không phải mới đây mà nó ấp ủ trong tôi từ 6 năm trước nhưng nay mới có điều kiện để làm. Tôi có một thói quen là thích làm gốm loại hàng lớn chứ không thích làm loại nhỏ. Theo tôi được biết, ở Bát Tràng đã có người làm ra lọ Độc bình cao tới 3,2m nhưng sản phẩm về ngọc bình cao tới 4,5m2 thì chưa ai làm. Để làm được chiếc lọ Ngọc Bình cao tới 4,5m, bán kính tới 2,5m thì tôi phải huy động mất 3 tấn đất. Nhưng 3 tấn đất này không phải là đất của Dâu keo mà nó là sự kết hợp hài hòa mẫu đất của 64 tỉnh thành trong cả nước. Xuất phát từ ý tưởng sắp kỷ niệm 1 nghìn năm Thăng Long Hà Nội. Để làm được lọ Ngọc bình này tôi dự định mất 3 năm. Phần lớn trong 2 năm đầu là thiết kế và chuẩn bị nguyên liệu 1 năm con lại là nặn và nung. Tuy nhiên để có thể nung được lọ gốm lớn nhất Việt Nam này thì phải cần tới 6 tấn ga và 2 tạ men. Hiện nay tôi đã hoàn thành xong phần khung cho lọ Ngọc bình. Trong 2 năm đầu tôi chỉ tập trung cho thiết kế. Tôi lên quy hoạh cho năm cuối là đi làm sản xuất và hoàn thiện. Tác phẩm lọ ngọc bình với đôi Rồng Lý trên vai vươn mình trong thế thăng long, đầu ngẩng cao khẳng định vị thế ving quang tinh thần dân tộc Việt, phần thân bình  có khung tranh thể hiện cảnh sinh hoạt của mọi miền đất nước, các dân tộc Việt Nam.

Phóng viên: Như ông nói, lọ Ngọc bình này sẽ quy tụ nét tinh hoa văn hóa của 64 tỉnh thành. Vậy cái khó của sự kết hợp nét tinh hoa văn hóa của 64 tỉnh thành là gì thưa ông?

Ông Nguyễn Đăng Vông: Hiện nay tôi đã kinh công qua 50 tỉnh thành và còn tiếp tục đi. Trong đó có những tỉnh rất xa như Lào Cai, ĐăKLắc, Kiên Giang, Cao Bằng…và rất nhiều tỉnh phía Nam khác. Mỗi tỉnh có những nét văn hóa đặc trưng. Tuy nhiên không phải thấy cái gì cũng đưa vào mà cần phải có sự chọn lọc. Ngoài đến tận nơi để du ngoại và thưởng thức, tôi còn tranh thủ xem quá sách báo và truyền hình. Vẫn biết để đi hết 64 tỉnh thành là một thời gian rất dài phải mất hàng năm trời. Có những người ở đó cả đời mình cũng không biết tỉnh mình có gì đặc biệt hơn nữa lại thể hiện văn hóa tinh hoa của từng vùng miền trên gốm thì càng khó khăn. Ví dụ, đối với tỉnh Bắc Ninh có quan họ, Hà Nội có kinh thành Thăng Long…. Nhưng để đốt được một lọ Ngọc bình cao tới 4,5m, thì cần một lò đốt cũng phải chuyên dụng. Để xây được chiếc lò này thì theo ước tính ban đầu của tôi cũng phải mất khoảng 1 tỷ.

Phóng viên: Không phải là nhà khoc học, ông có tính được độ vênh của đất chưa nung và đất sau khi nung hay không. Ông đã từng làm sản phẩm gốm nào lớn như vậy chưa hay và  đâu là bí quyết, thưa ông?

Ông Nguyễn Đăng Vông: Đã từng có thời gian tôi phải sản xuất những sản phẩm nhỏ như bát đĩa, những bát hương thờ… để mang ra thị trường bán lấy tiền đong gạo nuôi gia đình. Trong gần 40 năm chăn trở với đất và lửa, tôi đã phải thất bại nhiều lần. Không phải bây giờ tôi đốt được sản phẩm gốm lớn là được ngay có hàng trăm lọ độc bình đã cả máu và nước mắt tan biến. Trong nghề gốm, điều quan trọng nhất là chữ nhẫn. Nó đòi hỏi tính sáng tạo, lòng kiến chì và yêu nghề. Tôi đã có nhiều bài học rút ra từ nghề này. Với những sản phẩm có thể được coi là lớn loại nhất Việt Nam thì yếu tố kết hợp giữa các loại đất là vô cùng quan trọng. Đất không được cứng quá cũng như không được mền quá. Nếu đất cứng sẽ xảy ra hiện tượng gốm bị vỡ, nứt còn nguyên liệu mền quá sẽ gây ra hiện tượng tụt đáy của lọ Ngọc Bình. Với lọ ngọc bình cao tầm 2 m thì cách đắp không có gì phức tạp nhưng với những lọ ngọc bình cao tới 4,5 m thì nó cần tới độ chính xác gần như là tuyệt đối. Phần thân lọ ngọc bình sẽ khác rất nhiều so với phần miệng hay phần đáy. Nếu như trước kia, lọ độc bình được ví như là độc nhất vô nhị thì nay sản phẩm ngọc bình lại được các nhà văn hóa học đánh giá là có dáng đẹp, cổ điển. Với tư cách là người khôi phục lại gốm luy lâu thuộc loại cổ nhất, tôi hy vọng, ngọc bình văn hóa sẽ ra mắt nó khơi dậy khí thế Đại Việt-Thăng Long một thời thịnh vượng phát triển rực rỡ.

Xin cảm ơn ông !

Quang Tới(thực hiên)

bien tan yaskawa v1000