Vùng đất Luy Lâu

Dựa vào kết quả nghiên cứu đặc biệt là những hiện vật khảo cổ được khai quật tại chỗ hay sưu tập trong dân thì gắn với vùng Luy Lâu trù phú thời xa xưa, còn hình thành một dòng gốm phát triển đặc sắc.

Khảo sát kỹ các sản phẩm gốm Luy Lâu tím thấy trong các cuộc khai quật ở Nguyệt Đức, Thang Khương, Bãi Định, Bãi Nổi, Hà mãn … thuộc huyện Thuận thành (tỉnh bắc Ninh). Ngày nay, dễ nhận thấy nét nổi bật của một loại men lại mắt phủ màu xanh ô – liu trầm ấm và trong vắt. Màu và chất liệu của men có vẻ lạ mắt nhưng lạ dễ làm cho người xem liên tưởng đến một dòng gốm có màu xanh ngả bí của gốm Thiệu Dương, Thanh Hóa. Có những sản phẩm không dễ phân biệt giưa hai dòng gốm này. Và ai cũng biết rằng dòng gốm vùng Thiệu Dương, Thanh Hóa xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 3 trước công nguyên . Và niên đại của gốm Luy Lâu có lẽ cũng đồng một niên đại như vậy. Đó là dòng gốm phát triển có niên đại cách đây đã trên dưới hai ngàn năm.

Tuy nhiên, sau nhiều biến cố lịch sử trong đó có sự chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, sự hình thành nhiều trung tâm cư dân và hành chính của vùng bắc bộ kể từ khi tự chủ, dòng gốm Luy Lâu hình như đã di dời qua sông Luộc, sông Đuống và sông Thái Bình … để xuất hiện những trung tâm gốm ở Nam sách (Hải Dương) hay Chu đậu (Thái Bình) phát triển rực rỡ ở những thế kỷ sau. Kể từ đó ,gốm Luy Lâu trong một thời gian rất dài chỉ còn trong ký ức nhờ những hiện vật còn xưu tầm lại được và những cuộc khai quật gần đây phát hiện ra những dấu tích của các lò gốm cổ đã nguội lạnh từ lâu.


Anh Nguyễn Đăng Vông đã quyết định trở về quê hương của mình tập hợp những người bạn trong làng quyết khơi lại dòng gốm cổ.Từ những thể nghiệm của cá nhân,người nghệ nhân đất Hà mãn này đã thành lập một hợp tác xã với quyết tâm làm cho ngọn lủa lò cháy mãi trên quê hương của mình.

Lủa lò đã cháy với những cải tiến công nghệ theo kịp với bước phát triển hiện đại,những nguyên liệu muôn đời có trong lòng đất Luy Lâu được khai lên vẫn giữ nguyên được vẻ đẹp truyền thống của dòng gốm đỏ quạch phú sa như con sông Hồng đặc trưng cho cả vùng văn hóa Bắc Bộ rộng lớn, cái nôi của Văn minh Việt.

Những bàn tay của người thợ gốm Luy Lâu lại hướng về ý tưởng của người thợ cả, nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông vận dụng những kiến thức và kỹ năng được đào tạo chính quy tại các trường mỹ thuật mang lại những phong cách tạo hình mới cho sản phẩm gốm gắn liền với thương hiệu Luy Lâu cổ kính. Nét độc đáo của những sản phẩm này là sử dụng những ngôn ngữ hiện đại của tạo hình gằn kết nhuần nhuyễn với chất liệu cùng các nét truyền thống trong loại hình sản phẩm cổ điển (ấm, vại, thống, lọ, bát hương v…v ) và những đề tài gắn với chủ đề lịch sử tạo ra một sắc thái vừa khác biệt với dòng hốm hiện tồn tại , nhưng lại gần gũi cội rễ với một dòng gốm rất cổ của một vùng đất rất cổ Luy Lâu.

Đến thăm nghệ nhân Nguyễn Đăng Vông và cơ sở hợp tác xã của ông mọi thứ vẫn còn ngổn ngang, một thửa đất lớn đang chờ để đầu tư xây dựng một khu vực sản xuất quy mô nhưng vị chủ nhiệm hợp tác xã và những cộng sự của mình đang dành tâm sức để tạo ra những sản phẩm thử nghiệm để hy vọng trong một thời gian ngắn sẽ định hình được một dòng sản phẩm cao cấp của gốm Luy Lâu tương xứng với thương hiệu của vùng đất cổ kính và một dòng gốm đã từng có danh trong quá khứ.

Bài tham luận của Nhà sử học Dương Trung Quốc

tại hội thảo Gốm Luy Lâu.
Ngày 04/07/2007

bien tan yaskawa v1000