Tin tức

Phát hiện viên gạch lạ có niên đại từ thời Lý?

Chiều ngày ¼, phóng viên báo KH&ĐS đã có mặt tại đình Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh để tìm hiểu rõ thực hư về viên gạch cổ mới được phát hiện ngày. Theo ghi nhận của phóng viên lúc này viên gạch cổ đã được các cụ đưa lên bàn thờ để tờ. Được biết viên gạch lạ này có chiều dài 25cm và chiều rộng 13cm, dòng chữ nho được viết rất đẹp và ngay ngắn.

Theo như lời ông Phạm Văn Hữu, Trưởng ban tu bổ đình Mãn Xá kể lại; Chiều tối ngày 31/3 trong lúc mọi người đã về nhà hết, chỉ còn tôi ở lại một mình thu gom đồ đạp. Lúc đó tình cờ cháu Vông cũng ra đình. Do trời mưa phùn và không có điện nên trời tối, tôi bảo cháu Vông ngồi uống nước đợi. Trong lúc đang thu gom thì tự dưng tôi thấy nóng lòng và ra đống gạch vứt ngổn ngang và thấy một viên gạch có một nét chữ hở ra sau lớp vôi. Thấy lạ, hai bác cháu dùng que cào lớp vôi trên bề mặt viên gạch thì thấy các chữ tiếp theo hiện ra theo chiều dài của viên gạch. Thấy lạ, tôi và cháu Vông đã mang lên chùa nhờ thầy thượng tọa Thích Thanh Dũng dịch nhưng thầy đi vắng. Chúng tôi đã nhờ hai chú tiểu và đã phát hiện ra một chữ nữa. 5 chữ viết trên viên gạch có dòng chữ  là: “Thiên- Nhất, Bách-Tam- Thập(Tạm hiểu là 1 nghìn 1 trăm 30 năm)

Ông Trần Đình Chỉnh, ông từ của đình cho biết: “Đình Mãn Xá thờ thần hoàng làng tên hiệu là Minh là tướng quân thời nhà Lý. Năm Khải Định thứ 9 có sắc phong đình làng là Đương Cảnh thành hoàng quảng kế huệ hoạch hộ quốc hiển linh thông huệ thần vũ anh ngợi huệ triết khâm cung bắc đạt lĩnh hậu đại vương trung đẳng thần và đời vua nào cũng được sắc phong.  Năm 1952 thực dân pháp đã tưới xăng đốt đình, sau khi hòa bình lập lại dân làng đã tu sửa lại. Tuy nhiên tường hậu cung và tường hồi vẫn còn giữ nguyên từ trước tới nay. Một điều đặc biệt là gạch không chát vôi nhưng dù cho nắng mưa vẫn không rêu. Năm 2008, ngày 5/3 (âm lịch) năm 2008  đã tìm thấy bình hương (bát nhang cổ) đã mất hàng trăm năm. Thật trùng lặp ngày 5/3 lại phát hiện ra viên gạch này, không biết có điềm báo gì không”

Trao đổi với phóng viên báo KH&ĐS ông Nguyễn Viết Cúc, Trưởng ban khánh tiết của đình làng Mãn Xá cho biết; “Làng Mãn Xá là nơi duy nhất có cụ ông lên chùa tế. Lý giải về điều này ông Cúc cho biết vì bà Man Nương là phật Mẫu Man Nương, nhưng bố mẹ bà Man Nương là người dân làng Mãn Xá. Chính nhà mà bây giờ gọi là chùa là nhà ở của bố mẹ bà Man Nương. Cho nên ngày giỗ tổ là dân làng nên tế bố mẹ bà Man Nương chứ không phải bà. Nên các cụ đến ngày giỡ tổ 17 tháng giêng âm lịch thì có tục lệ ngày 16 dân phải rước thánh từ đình lên chùa làm lễ và tế ở chùa và sáng ngày 18 dân lại rước thánh về đình. Được biết làng Mãn Xá Tây là làng cổ có niên đại khoảng 2000 năm.

Theo ông Nguyễn Ngọc Nhuận Viện Hán Nôm cho biết thì làng Mãn Xá là ngôi làng cỏ bên dòng sông Đuống thuộc tổng Khương Tự, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc. Tương truyền đất làng Mãn Xá sinh ra bà Man Nương, phật mẫu  của 4 vị Phật Tứ Pháp của vùng Luy Lâu. Căn cứ theo chữ của viên gạch rất có thể viên gạch này có niên đại từ thời Lý.

bien tan yaskawa v1000